Trước Chiến tranh thế giới thứ hai Lịch_sử_manga

Các tác gia người Nhật như Murakami Takashi đặc biệt nhấn mạnh các sự kiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng Murakami xem việc Nhật Bản thất bại trong chiến tranh và vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là những vết thương khó lành đối với tinh thần nghệ thuật Nhật Bản, thứ mà theo hướng nhìn nhận này, đã đánh mất đi sự tự tin hùng cường trước đó và giờ đây cố gắng tìm kiếm niềm an ủi trong những hình ảnh trong sáng và dễ thương (kawaii).[1] Tuy nhiên, Takayumi Tatsumi lại nhìn nhận vai trò đặc biệt của nền kinh tế và chủ nghĩa xê dịch trong văn hóa đã tạo nên một nền văn hóa trẻ trung hậu hiện đại và mang tính quốc tế trong hoạt hình, điện ảnh, âm nhạc và các ngành nghệ thuật phổ biến liên quan; theo Tatsumi, điều đó đã tạo nên môi trường thử thách mà manga phát triển.[2]

Đối với Murakami và Tatsumi, chủ nghĩa xê dịch (hay toàn cầu hóa) đặc biệt ám chỉ đến dòng chảy của các vật chất văn hóa và tiểu văn hóa từ một quốc gia này đến một quốc gia khác.[1][2] Theo cách diễn đạt của họ, thuật ngữ này không chỉ sự mở rộng hợp tác quốc tế, hay du lịch quốc tế, cũng không phải tình hữu nghị xuyên biên giới, mà là những cách thức mà những truyền thống tri thức, thẩm mỹ, nghệ thuật vượt qua biên giới quốc gia và ảnh hưởng lẫn nhau.[1][2] Một ví dụ về chủ nghĩa xê dịch văn hóa là loạt siêu phẩm Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) ra đời ở Mĩ, rồi chúng được những nghệ sĩ người Nhật chuyển thể thành manga, và những cuốn manga Chiến tranh giữa các vì sao lại được tiếp thị đến Mĩ.[3] Một ví dụ khác là sự du nhập của văn hóa hip-hop từ Mĩ vào Nhật Bản.[4] Tác giả Wong cũng nhìn nhận vai trò to lớn của chủ nghĩa xê dịch đối lịch sử gần đây của manga.[5]

Tranh minh họa khắc gỗ của Nhật Bản từ thế kỷ 19

Tuy nhiên, nhiều tác giả khác lại nhấn mạnh sự tiếp nối của các truyền thống thẩm mỹ và văn hóa Nhật mới là trung tâm của lịch sử manga. Những tác giả này bao gồm Frederik L. Schodt,[6] Kinko Ito,[7] and Adam L. Kern.[8][9] Schodt chú ý đến sự tồn tại của những bức tranh minh họa trên giấy cuộn từ thế kỷ 13 như Chōjū-jinbutsu-giga, chúng kể những câu chuyện bằng các hình ảnh liên tiếp một cách thông minh và hóm hỉnh. Schodt cũng nhấn mạnh đến tính liên tục của sự ảo tưởng và phong cách mỹ thuật giữa những bức tranh ukiyo-eshunga với manga hiện đại (cả ba đều thỏa mãn tiêu chuẩn về nghệ thuật liên tục của Will Eisner[10]).

Schodt cũng nhìn nhận vai trò đặc biệt ý nghĩa của kamishibai, một dạng rạp hát đường phố, nơi những nghệ sĩ lưu động trình diễn những bức tranh trong một chiếc hộp có ánh sáng, trong khi họ kể những câu chuyện cho khán giả ngay trên đường phố. Torrance thì chỉ ra những điểm tương tự giữa manga hiện đại và tiểu thuyết phổ biến ở Osaka giữa những năm 1890 và 1940, đồng thời chỉ rõ sự gia tăng số người biết chữ trong thời kỳ Minh Trị và sau Minh Trị đã tạo ra một lượng độc giả của thể loại truyện kể bằng hình ảnh và chữ viết.[11] Kinko Ito cũng suy dẫn lịch sử manga bằng sự tiếp nối nghệ thuật từ nghệ thuật thời Minh Trị Duy Tân, nhưng bà nhìn nhận lịch sử manga hậuChiến tranh thế giới thứ hai như một xu thế một phần bởi nhu cầu độc giả đối với sự giàu hình ảnh và chất tường thuật của truyền thống phát triển manga mới. Ito miêu tả cái cách mà truyền thống này sản sinh ra những thị trường và thể loại mới một cách đều đặn, ví dụ như, thể loại manga cho giới nữ trẻ tuổi (shōjo) trong cuối những năm 1960 và thể loại truyện tranh nữ tính (Josei manga) trong những năm 1980.[7]

Kern từng cho rằng kibyoshi, những cuốn sách ảnh minh họa từ cuối thế kỷ 18, có thể là những cuốn truyện tranh đầu tiên trên thế giới.[8] Những câu chuyện trong đó được kể bằng hình ảnh và có những chủ đề khôi hài, châm biếm, và lãng mạn gần với manga hiện đại.[8] Mặc dù Kern không cho rằng kibyoshi là tiền thân trực tiếp của manga, nhưng theo ông sự tồn tại của kibyoshi dẫu sao cũng cho thấy một sự hòa trộn Nhật Bản giữa từ ngữ và hình ảnh trong môi trường truyện kể phổ biến.[9] Sự ghi chép đầu tiên sử dụng thuật ngữ "manga" nghĩa là "tràn ngập các hình vẽ" hay "các hình vẽ ứng khẩu" xuất phát từ truyền thống này vào năm 1798, được Kern chỉ ra rằng, xuất hiện trước bộ Hokusai Manga nổi tiếng của Katsushika Hokusai vài thập kỷ.[12][13]

Tương tự, Inoue xem manga là sự hòa trộn giữa các thành phần "hình ảnh chủ đạo" và "từ ngữ chủ đạo", trước thời kỳ Mỹ chiếm giữ Nhật. Theo quan điểm của ông, nghệ thuật hình ảnh chủ đạo của Nhật Bản rốt lại có nguồn gốc từ quá trình lịch sử lâu dài cọ xát với nghệ thuật hội họa Trung Hoa, còn nghệ thuật từ ngữ chủ đạo, như tiểu thuyết, được kích thích bởi nhu cầu kinh tế và xã hội của chủ nghĩa dân tộc thời Minh Trị và trước chiến tranh nhằm thống nhất quần chúng bằng một ngôn ngữ viết thông dụng. Cả hai yếu tố được Inoue coi là đã cộng sinh trong loại hình manga.[14]

Như vậy, những học giả trên đã nhìn nhận lịch sử manga bao hàm những sự tiếp nối và gián đoạn lịch sử giữa văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản trước và sau khi chịu tác động của sự đổi mới hậu Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như chủ nghĩa xê dịch.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_manga http://www.fpsmagazine.com/feature/060627magicalgi... http://matt-thorn.com/shoujo_manga/japan_quarterly... http://www.starwars.com/eu/lit/comics/news20000105... http://www.touchandturn.com/hokusai/default.asp?la... http://www.csuchico.edu/pub/cs/spring_06/feature_0... http://muse.jhu.edu/login?uri=/journals/journal_of... http://www.upress.umn.edu/Books/L/lunning_mechadem... http://www.dnp.co.jp/museum/nmp/nmp_i/articles/man... http://journals2.iranscience.net:800/mcel.pacificu... https://web.archive.org/web/20071111070234/http://...